Portrait of a deforming symbol. Lost and Found / Chân dung một hình tượng đang biến dạng - thất lạc và tìm thấy


2017
Video
Two channel video
4'48"


Taking the vertical axis as a metaphor for urban architecture, the artwork – part of a larger project called ‘Another Place Across The River’ – is part of a collection of Saigonese urban myths. Urban myths do not necessarily only come from ‘human characters’; forgotten objects also reflect a peculiar history of the land – where their life cycle retains the traces of the impact of both humanity and nature. Here, ‘material myths’ are collected primarily in District 2, where the reformation process of urban space is most apparent: from swampland to semi-urban and then back to swampland, waiting for the future megalopolis. ‘Material myth’ lies in the torn billboards with fading pictures, advertising slogans or propaganda statements, which used to be hung effulgently by the river. The plethora of scattered iron pieces were metal-detected and dug up to reveal their previous lives. Door bolts, rivets, scale weights, warheads, spears, knives, working tools, etc., count among the things that once contributed to the daily life of a community – now becoming waste to recycle. As man-made objects, they last longer than a human’s life cycle. Despite being fragmented, their bodies remain in places where even humanity cannot withstand. These anonymous and worthless objects create an animate world in a landscape lacking human beings. Their absurd world exists in parallel and in opposition to the metropolis full of the sound and movement of people on the other side of the Saigon River.

Lấy trục tung làm ẩn dụ cho kiến trúc đô thị, tác phẩm – nằm trong dự án lớn hơn mang tên ‘Một nơi khác bên kia sông’ – là một phần trong sưu tập những truyền thuyết đô thị ở Sài Gòn. Ở đây, các truyền thuyết đô thị không chỉ bắt nguồn từ các ‘nhân vật người’; những đồ vật bị lãng quên cũng là một phần ký thú trong lịch sử một vùng đất – chúng lưu giữ dấu vết của những tác động từ cả con người và thiên nhiên trong suốt vòng đời tồn tại. Ở đây, ‘các truyền thuyết vật chất’ được thu thập chủ yếu quanh Quận 2, nơi quá trình cải tạo không gian đô thị diễn ra rõ rệt nhất: từ đầm lầy chuyển sang bán-đô thị rồi lại trở về đầm lầy, mọi thứ đều đang nằm chờ sự xuất hiện của siêu đô thị tương lai. ‘Truyền thuyết vật chất’ náu mình trong những tấm biển hiệu rách nát với hình vẽ mờ nhạt, những băng rôn quảng cáo và biểu ngữ cổ động, vốn trước kia vẫn phất phơ bây trên mặt sông. Hằng hà sa số những mảnh sắt vụn được rà tìm và đào lên để hé lộ cuộc đời trước kia của chúng. Then cửa, đinh tán, quả cân, đầu đạn, mũi lao, dao, dụng cụ, vân vân – hết thảy từng góp phần vào cuộc sống sinh hoạt trong một cộng đồng thì giờ đây chỉ còn là rác đợi ngày tái chế. Những đồ vật do con người làm ra này lại có tuổi thọ lâu hơn chúng ta rất nhiều. Mặc dù sứt mẻ vụn vỡ, cơ thể của chúng nằm lại ở những nơi không người nào có thể chịu nổi. Những món đồ không tên vô giá trị này tạo nên một thế giới sinh động trong một quang cảnh vắng bóng con người. Thế giới dị thường này tồn tại song song và đối kháng với đô thị xô bồ đầy âm sắc phía bên kia sông Sài Gòn.